Hỏi : Cách kiểm tra điện áp của tụ điện
Trả Lời : Kiểm tra kỹ điện áp của tụ điện, thông số này sẽ thay đổi theo điện áp của động cơ
Khi khởi động điện áp đầu vào sẽ tăng lên khoảng 2 lần để đạt được mô men xoắn cần cho cho việc khởi động động cơ. Vì vậy bạn nên chọn tụ điện có thông số điện áp gấp đôi thông số điện áp của động cơ
Khi sử dụng động cơ một pha AC 110V ta sẽ chọn tụ điện có thông số điện áp 250VAC
Hỏi : Cách kiểm tra công suất của tụ điện
Trả Lời : Công suất của tụ điện được tính theo đơn vị UF được đề cập rõ trên tụ điện cũng như động cơ, hãy kiểm tra kỹ thông số này trên tụ điện và động cơ.
Hỏi : Những vấn đề thường gặp khi kết nối động cơ và tụ điện?
“Tôi đã cấp nguồn và kết nối động với tụ điện nhưng động cơ không quay. Nhưng khi thử quay trục động cơ bằng tay thì vẫn quay được. Vậy động cơ bị gì và cách kiểm tra như thế nào?”
Trả Lời : Thông thường, trong trường hợp này thì nguyên nhân chủ yếu là tụ điện không kết nối được với động cơ. Bạn nên kiểm tra xem phần tụ điện đã được kết nối đúng với động cơ hay chưa. Nếu động cơ vẫn không quay, bạn nên kiểm tra điện áp ở cả hai đầu của tụ điện. Hãy kiểm tra xem điện áp đầu vào và điện áp của tụ điện có đúng hay không.
Hỏi : Chức năng của tụ điện là gì?
Trả Lời : Tụ điện là một thiết bị cần thiết cho động cơ một pha. Tụ điện sẽ quyết định lực mô men xoắn khi khởi động và chiều xoay của động cơ. Nói một cách khác tụ điện sẽ thay đổi điện áp sao cho phù hợp khi động cơ khởi động.
Hỏi : Tôi muốn thay đổi thay tốc độ của motor theo yêu cầu có được không? Nếu được thì phải làm thế nào? Xin cám ơn!
Trả Lời : Động cơ có thể thay đổi tốc độ theo đơn đặt hàng với tỷ lệ gearhead và speed controller hợp lý.Dựa trên yêu cầu, DKMVINA sẽ điều chỉnh cân đối tốc độ tương ứng với đơn đặt hàng của quý khách.(Chỉ nhận thay đổi tốc độ motor với số lượng lớn đối với những tỷ lệ gearhead và speed controller không có trong catolog)
Hỏi : Tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc?
Trả Lời : - Động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
- Thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng khó chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ
Vì vậy ta vẫn cần hộp giảm tốc để dùng cùng với động cơ.
Hỏi : Gear head là gì, tại sao phải dùng gear head ?
Trả Lời : Gear head (hộp giảm tốc) có khả năng thay đổi tỷ số truyền. Người ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ thường có tốc độ khá cao, trong khi ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ. Ví dụ động cơ xe máy của cậu thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với thao tác của công nhân, trong khi động cơ điện lại quay khá nhanh. Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở "trục vào", khi động cơ quay thì "trục ra" của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ.
Hỏi : vì sao motor 1 pha phải dùng condenser? còn motor 3pha lại không?
Trả Lời : Chào bạn. vì động cơ 3 pha có từ trường biến thiên, từ trường lệch nhau 120* trong không gian. Nên động cơ 3 pha có thể hoạt động mà không cần tụ.
Còn động cơ 1 pha có từ trường một pha là từ truong đập mạch nên cần có tụ hoặc cuộn đề để khởi động. Việc khởi động ở động cơ 1pha thực hiện đơn giản nhất thông qua cuộn dây phụ nối tiếp với tụ điện. sao cho cuộn dây phụ bố trí lệch với cuộn dây chính một goc 90*0. Có thể chọn trị số tụ điện để Ip và Ic lệch nhau một góc 90* và dòng điện các dây quấn đó có trị số sao cho từ trường do chúng sinh ra bằng nhau.Như vậy khi khởi động động cơ sẽ tạo ra một từ trường quay tròn